Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

In hình bào thai bằng công nghệ 3D ở Nhật Bản

Một công ty Nhật Bản đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo nên mô hình 3 chiều của bào thai và thu hút sự chú ý của nhiều bậc làm cha mẹ.


ImageHandler.ashx


Công ty FASOTEC đã tạo nên mô hình của các thai nhi bằng công nghệ in 3D. Việc dựng mô hình 3 chiều này tương tự như quá trình siêu âm song thay vào đó là dùng máy quét MRI (máy quét cộng hưởng từ).


Công nghệ in 3D này được sử dụng đối với các bào thai từ tám tháng tuổi trở lên.


Khuôn mặt của các bào thai được tạo nên một cách rõ nét nhờ công nghệ in 3D.


Ngoài ra, công nghệ in 3D này còn có thể dựng nên hình khuôn mặt của các bé một cách rõ nét từng bộ phận (mắt, mũi, miệng, tai..).


“Tôi từng tự hỏi rằng làm sao để biết khuôn mặt con trước khi con chào đời. Nhưng với công nghệ này, tôi đã thấy rõ và cảm nhận được khuôn mặt con tôi khi mang bầu 8 tháng tuổi”, dẫn lời bà Kyodo Aizaka.


Chi phí mà các bà mẹ phải trả để có được mô hình ba chiều của bé sắp chào đời 500 USD.



In hình bào thai bằng công nghệ 3D ở Nhật Bản

Tránh ho và cảm lạnh khi mang thai

Ai cũng đều có thể bị ho hay cảm lạnh bệnh tuy không nặng nhưng sẽ làm người ta thấy khó chịu đối với phụ nữ mang thai thì đây là triệu chứng khá nguy hiểm


bau-uong-thuoc-150109


Chúng ta đều biết rằng hệ miễn dịch của các bà bầu bao giờ cũng kém hơn bình thường nên cũng dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như ho, cảm lạnh và cúm. Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm tăng cường nhiều rau quả tươi. Những thực phẩm này rất giàu các vitamin chống ôxy hóa như vitamin C, giúp chống lại các viêm nhiễm hiệu quả. Bạn cũng có thể uống vitamin và khoáng chất bổ sung dành cho thai phụ, được kê bởi bác sĩ. Luôn chú ý giữ gìn sức khỏe tinh thần, tránh stress tối đa vì stress là một trong những thủ phạm làm suy yếu hệ miễn dịch.


Kích thích tố biến động tàn phá hệ thống miễn dịch của bạn. Màng nhầy trở nên sưng lên trong thời kỳ mang thai,nó mất nhiều thời gian cho bạn để có thể khôi phục một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.


Ban không thể dùng thuốc nhiều khi bạn đang trong giai đoạn bầu bí. Do vậy bạn nên biết một số cách  đối phó với ho và cảm lạnh.


 


1.Lời cảnh báo


Du có bất kỳ triệu chứng nàoNó rất quan trọng để nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất cứ biện pháp khắc phục nào, ngay cả đó là biện pháp tự nhiên. Thực tế là các loại thảo mộc và các thành phần hữu cơ vẫn có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Và chỉ có bác sĩ của bạn có thể đảm bảo tình trạng an toàn với bạn.


2.Dùng vitamin trước khi sinh em bé.


Hãy sử dụng Vitamin trước khi sinh được sự cho phép bới các bác sĩ nó có thể không trực tiếp chữa bệnh ho hay lạnh, nhưng nó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, tổng thể cũng là để cơ thể của bạn có thể chống lại nhiễm trùng.


3.Ngủ nhiều như bạn có thể


Nghỉ ngơi và ngủ giúp tăng cường dự trữ năng lượng của cơ thể để nó có thể tự lành. Ho và cảm lạnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm trùng khác, vì vậy bạn nên cố gắng kiềm chế và kiểm soát trước khi nó tiến đến một cái gì đó nghiêm trọng hơn.


Bạn cũng có thể bị nghẹt mũi và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý bạn giảm bớt sự khó chịu hơn. Một nguồn cứu trợ khác là hít hơi nước. Nếu bạn có một chiếc máy hơi nước hay xông tinh dầu thì quá tốt. Nhưng nếu không có, hãy thử đặt một vài giọt dầu khuynh diệp vào cốc lớn của nước nóng và sau đó nghiêng cốc để bạn có thể hít hơi nhiều hơn.


4.Hãy uống nhiều chất lỏng


Hãy thử uống nước cam tươi hoặc nước ép dứa, chúng rất giàu vitamin C. Chúng ta đều biết là Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt như thế nào. Nó cũng là một chất chống histamine tự nhiên. Và nếu bạn đang cảm thấy nghẹt mũi, khó thở thì nó có tác dụng tốt cho các xoang của bạn và giảm tiết chất nhầy hơn.


Bạn cũng có thể thử ép chanh vào một tách nước nóng, và thêm một chút mật ong. Điều này sẽ giúp làm dịu cổ họng bị ngứa. Những người khác như súc miệng bằng nước muối.


5.Hãy ăn tỏi


Tỏi có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Nhấm nháp một miếng bánh mì nướng tỏi, hoặc ăn một đĩa mì ống với dầu ô liu và tỏi (độ mềm của mì ống cũng là lý tưởng nếu cổ họng của bạn cảm thấy đau đớn bất cứ khi nào bạn nuốt).



Tránh ho và cảm lạnh khi mang thai

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ đang mệt mỏi, rất cần được bồi bổ để lấy lại sức khỏe. Ngoài các món ăn có tác dụng bồi bổ và lợi sữa, những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn để bồi bổ sức khỏe sau


Cam, Quýt, Bưởi


Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và hàm lượng canxi tương đối lớn. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.


Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xươngcho bé.


Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn1
Cam, quýt rất giàu vitamin C, rất tốt cho sức khỏe của sản phụ.


 


Táo đỏ (Táo tàu)


Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, và lượng lớn chất glucozơ và protein. Trung y quan niệm táo đỏ là loạithuốc tốt nhất trong các loại quả, có tác dụng giải độc, bổ tì hoạt vị, điều hoà huyết mạch… đặc biệt thích hợp cho sản phụ để bổ sung khí huyết, chữa hiện tượng tì vị suy nhược sau sinh. Táo đỏ có hương vị thơm ngọt, nhiều cách ăn, có thể ăn sống hoặc ninh cháo ăn nóng.


Chuối tiêu


Trong chuối tiêu có chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu. Sản phụ thường nằm nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng táo bón. Sau sinh do mất máu nên rất cần bổ sung máu, sắt lại là một trong những chất chính tạo máu nuôi cơ thể. Do vậy sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh. Lượng sắt nạp vào cơ thể người mẹ nhiều, lượng sắt trong sữa cũng tăng theo, còn có tác dụng phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn2


Sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh


Long nhãn


Long nhãn là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Theo Trung y, long nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, là loại quả tốt cho việc bổ huyết dưỡng tì. Sản phụ cơ thể suy nhược sau sinh, ăn một lượng long nhãn tươi hoặc long nhãn khô thích hợp, vừa có thể bổ khí cho tì vị, vừa có thể bổ máu.


Quả Na


Sản phụ sau khi sinh có thể ăn na. Quả na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Chính nhờ giàu vitamin C mà loại quả này được coi là rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người


Đu đủ


Ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng nhờ đu đủ chứa nhiều ma nhê, sắt,kẽm, chất xơ. Trong trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, nên ăn một lát đu đủ. Chất tiêu đạm trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng.


Bài thuốc dân gian từ đu đủ mà hầu như ai cũng biết là món ăn lợi sữa. Khi sản phụ không đủ sữa nuôi con, các bà mẹ thường mua chân giò về hầm đu đủ.


Món ăn này công hiệu vì cung cấp ngay cho sản phụ những chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo sữa: chất đạmtrong chân giò, nước dùng chứa canxi, collagen, đu đủ có chất trợ tiêu hóa và nhiều sinh tố.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn3
Phụ nữ sau sinh ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng.


 


 



Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn

Sự thật về quả sung cho bà bầu

Ăn quả sung có tốt cho bà bầu không và sự thật khi bà bầu ăn sung mang lại những lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu nhé .


Tác dụng của quả sung với bà bầu


Thật ngạc nhiên vì quả sung chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong sung tương tự với sữa mẹ.


Ngoài ra, quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.


Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi


 Sự thật về quả sung cho bà bầu1


Mẹ ăn sung không chỉ tốt mà còn phòng tránh những rối loạn về sắc tố da cho bé


Khỏe mẹ đẹp con


Không chỉ có tác dụng chữa bệnh và phòng chống ung thư, so với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Quả sung giàu các loại axit amin, axit hữu cơ, magiê, đồng, mangan, kẽm, boron, vitamin và các nguyên tố vi lượng như calo, phospho,… Do đó, khi ăn sung bà bầu sẽ được cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.


Sản phụ đang cho con bú nhưng đã quá ngán những món ăn lợi sữa dành cho sản phụ, vậy thì hãy thử thay đổi thực đơn của mình với những món mới từ quả sung nhé. Sung được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh sau:


Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.


Ngoài ra, quả sung rất có lợi cho hệ tiêu hoá, chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza… là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.


 Sự thật về quả sung cho bà bầu2


Móng giò hầm sung món ăn lợi sữa cho bà bầu


Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.


Ho khan không có đờm:  Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.


Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.


 


Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.


Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.


Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.


Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.


 



Sự thật về quả sung cho bà bầu

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Lưu ý cho bà bầu ăn cá

Khi mang thai, tâm lý của bà bầu và người thân luôn muốn bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn nhiều loại hải sản như cá, tôm, cua ghẹ…Vì cá cũng như các loại hải sản nói chung cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu và thai nhi tuy nhiên để việc ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu cũng cần lưu ý một số điều.


Dinh dưỡng có trong món cá


- Cá chứa hầu hết các loại vitamin tốt cho cơ thể. Gan cá giàu vitamin A và D. Mắt cá cũng chứa nhiều vitamin A. Thịt cá cung ứng một lượng lớn các chất khoáng protein (trong đó chủ yếu là albumin, globulin, nucleoprotein), magiê, kali, phốt pho… Xương cá có nhiều canxi. Cá biển còn cung cấp i-ốt cho cơ thể khoẻ mạnh, như cá thu chứa 1,7-6,2 ppm Iod.


Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cũng như đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở  trẻ. Ngược lai, nếu bà bầu không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi. DHA cũng giúp người trưởng thành giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim.


Cá biển chứa nhiều tinh chất khoáng hơn cá nước ngọt. Protein trong cá dễ hấp thu hơn protein của thịt. Mỡ cá rất tốt cho cơ thể, ăn dễ tiêu, không gây béo như mỡ thịt.


 Lưu ý cho bà bầu ăn cá1


Cá chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe bà bầu


 


Bà bầu nên ăn cá thế nào?


- Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.


- Để ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu nên nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa chín kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.


- Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.


- Nếu không dám chắc ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu hay không nên sử dụng dầu cá để thay thế. Sử dụng viên dầu cá trong thai kỳ, sẽ sinh ra những đứa con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.


Những lưu ý khi bà bầu ăn cá


Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.


 Lưu ý cho bà bầu ăn cá2


Bà bầu cần lưu ý không ăn cá tái chín vì trong cá có chứa rất nhiều vi khuẩn


Những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.


- EPA và DHA rất dễ hòa tan trong dầu mỡ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao (rán, nướng), vì thế nên luộc hoặc hấp, hạn chế nướng hoặc rán.


- Không nên ăn sữa chua và các thực phẩm chứa nhiều axit ngay sau khi ăn cá và các chất tanh vì dễ gây chứng sôi bụng, tiêu chảy.


 



Lưu ý cho bà bầu ăn cá

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ đang mệt mỏi, rất cần được bồi bổ để lấy lại sức khỏe. Ngoài các món ăn có tác dụng bồi bổ và lợi sữa, những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn để bồi bổ sức khỏe sau


Cam, Quýt, Bưởi


Họ nhà cam quýt rất giàu vitamin C và hàm lượng canxi tương đối lớn. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung sản phụ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu. Nếu ăn một lượng quýt thích hợp, có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu.


Can-xi là thành phần quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn một lượng quýt thích hợp có thể thông qua sữa của mình cung cấp chất can-xi cho trẻ, như vậy không chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng hệ thống xương và răng của trẻ, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương cho bé.


Ngoài ra, hạt quýt, sơ quýt còn có tác dụng thông sữa. Khi tuyến sữa của người mẹ bị tắc, dẫn tới việc sữa bị ít đi, thậm chí gây ra bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Ăn quýt có thể tránh được các hiện tượng trên.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn1
Cam, quýt rất giàu vitamin C, rất tốt cho sức khỏe của sản phụ.


Táo đỏ (Táo tàu)


Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, và lượng lớn chất glucozơ và protein. Trung y quan niệm táo đỏ là loại thuốc tốt nhất trong các loại quả, có tác dụng giải độc, bổ tì hoạt vị, điều hoà huyết mạch… đặc biệt thích hợp cho sản phụ để bổ sung khí huyết, chữa hiện tượng tì vị suy nhược sau sinh. Táo đỏ có hương vị thơm ngọt, nhiều cách ăn, có thể ăn sống hoặc ninh cháo ăn nóng.


Chuối tiêu


Trong chuối tiêu có chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu. Sản phụ thường nằm nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng táo bón. Sau sinh do mất máu nên rất cần bổ sung máu, sắt lại là một trong những chất chính tạo máu nuôi cơ thể. Do vậy sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh. Lượng sắt nạp vào cơ thể người mẹ nhiều, lượng sắt trong sữa cũng tăng theo, còn có tác dụng phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn2


Sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh


Long nhãn


Long nhãn là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Theo Trung y, long nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, là loại quả tốt cho việc bổ huyết dưỡng tì. Sản phụ cơ thể suy nhược sau sinh, ăn một lượng long nhãn tươi hoặc long nhãn khô thích hợp, vừa có thể bổ khí cho tì vị, vừa có thể bổ máu.


Quả na


Sản phụ sau khi sinh có thể ăn na. Quả na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày. Chính nhờ giàu vitamin C mà loại quả này được coi là rất hữu ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch của con người


Đu đủ


Ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng nhờ đu đủ chứa nhiều ma nhê, sắt,kẽm, chất xơ. Trong trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, nên ăn một lát đu đủ. Chất tiêu đạm trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng.


Bài thuốc dân gian từ đu đủ mà hầu như ai cũng biết là món ăn lợi sữa. Khi sản phụ không đủ sữa nuôi con, các bà mẹ thường mua chân giò về hầm đu đủ.


Món ăn này công hiệu vì cung cấp ngay cho sản phụ những chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo sữa: chất đạmtrong chân giò, nước dùng chứa canxi, collagen, đu đủ có chất trợ tiêu hóa và nhiều sinh tố.


Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn3
Phụ nữ sau sinh ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng.


 


 



Những loại trái cây phụ nữ sau sinh nên ăn

Thực phẩm hạn chế sự nhiễm độc thai kì

Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kì thai nghén, thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì và có biến chứng nếu không điều trị tốt. Để hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén, chị em nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của mình. Có một vài loại thực phẩm hạn chế sự hiễm độc thai nghén cho chị em tham khảo.


Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kì cũng gần giống với dấu hiệu ốm nghén. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự, người có thai có thể sợ hoặc thích ăn một món gì đó. Còn nhiễm độc thai nghén có diễn biến khác hẳn. Tình trạng nhiễm độc có thể ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.


Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kì thường là phù chân tay, protein niệu (chỉ số protein trong nước tiểu cao) và tăng huyết áp.


Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.Trên thực tế, nhiễm độc thai nghén có nhiều mức độ khác nhau và nếu cẩn thận thì sản phụ có thể tránh được những rủi ro này. Những thực phẩm giảm nhiễm độc thai nghén đó là:


Cà chua: Giảm bớt thiệt hại ở da


Khoa học khảo sát cho thấy rằng lâu, nếu thường xuyên tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua lâu dài thì con người sẽ ít bị bưc xạ, nhiễm độc và tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy rằng lycopene (có nhiều trong cà chua) khi vào cơ thể con người sẽ dập tắt các gốc tự do trên bề mặt da để và tạo thành một rào cản tự nhiên, ngăn chặn có hiệu quả thiệt hại bên ngoài do bức xạ tia cực tím lên da. Cà chua sẽ giảm đi sự nhiễm độc thai nghén cho bà bầu.


Thực phẩm hạn chế sự nhiễm độc thai kì1


Cà chua thực phẩm hạn chế nhiễm độc thai kỳ


Hạt tiêu: Bảo vệ, tránh thiệt hại cho DNA


Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, cà ri, gừng… vừa tốt cho hệ thống miễn dịch, lại còn có thể bảo vệ DNA của tế bào, tránh được các hiện tượng bức xạ, nhiễm độc.


Tuy nhiên, những loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai.


Đậu xanh: Để giúp cơ thể bài tiết chất độc


Nghiên cứu y tế hiện đại cho thấy đậu xanh có chứa giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa các chất, có thể được hiệu quả chống lại các hình thức khác nhau của ô nhiễm, nhiễm độc, bao gồm cả nhiễm độc thai nghén.


Hạt vừng đen: Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào


Các mối nguy hiểm bức xạ chủ yếu là ảnh hưởng đến não bộ con người và tủy xương, làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Đối với những sản phụ thì sự bức xạ còn gây ảnh hưởng xấu hơn. Vì vậy, các bà bầu nên bổ sung vừng đen trong chế độ ăn uống của mình.


Thực phẩm hạn chế sự nhiễm độc thai kì2


Bà bầu nên bổ sung vừng đen vào thực đơn của mình để hạn chế sự nhiễm độc thai kỳ


Tỏi: Tăng sức đề kháng


Tỏi là một gia vị nấu ăn không thể thiếu. Selenium và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng tốt hơn so với nhân sâm. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vì vậy, khi mang thai chớ nên từ chối thứ gia vị này.


Nấm đen: Tốt cho ruột


Nấm đen có tác dụng làm sạch hệ thống tiêu hóa khỏi các bụi, tạp chất và các chất phóng xạ…


Rong biển: Tăng cường chức năng miễn dịch, chống gây đột biến


Rong biển chống bức xạ, chống gây đột biến, chống oxy hóa, selenium. Selen là loại nguyên tố vi lượng quan trọng, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe con người. Thai phụ nên ăn rong biển để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ đột biến ở thai nhi.


 Thực phẩm hạn chế sự nhiễm độc thai kì3


Thai phụ nên ăn rong biển để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nguy cơ đột biến ở thai nhi


 



Thực phẩm hạn chế sự nhiễm độc thai kì

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tình trạng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai khác hẳn với tình trạng nhiễm độc thai nghén ở mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Biểu hiện của nhiều thể bệnh từ nhẹ đến nặng hay gặp ở tình trạng nhiễm độc thai nghén qua các triệu chứng cụ thể dưới đây:


 Phù chân


Phù chân là triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Là hiện tượng ứ nước trong các tế bào. Phù biểu hiện trên da làm da căng, to ra, dùng ngón tay út ấn vào thấy lõm… Nếu phù nhẹ thì thấy mi mắt buổi sáng hơi mọng, hum húp sưng. Buổi chiều, mi mắt hết sưng thì chân nặng, ấn vào da chân ngay trên mắt cá thấy lõm xuống vết ngón tay (bình thường, da ở vùng này mỏng, sát xương, không có vết lõm ở đó…). Nếu bị phù nặng hơn, chân sẽ sưng (phù) to, có khi phù cả ở bụng, ở mắt và phù toàn thân thể.


Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ1


Phù chân là triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ


Đối với hiện tượng phù, thai phụ còn tiểu ít. Lượng nước tiểu hàng ngày giảm đi so với trước. Phù càng to, càng nhiều thì lượng nước tiểu càng ít. Tình trạng phù không chỉ biểu hiện dưới da mà còn phù ở các phủ tạng bên trong cơ thể. Vì vậy, có thể ứ nước trọng bụng, phù ở não, ở đáy mắt… gây cho thai phụ phải bị nhức đầu, mờ mắt….


Xuất hiện chất đản bạch trong nước tiểu:


Nước tiểu của người phụ nữ bình thường cũng như khi mang thai không hề có chất đản bạch là hiện tượng của nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi bị chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, chất đạm này hiện diện trong nước tiểu. Chất đản bạch này có trong nước tiểu càng nhiều thì tình trạng nhiễm độc thai nghén càng trầm trọng. Thông thường, số lượng nhiều/ít của chất đản bạch trong nước tiểu cũng đi song song với mức độ phù. Tuy vậy, thực tế có không ít các trường hợp phù nhiều nhưng chất đản bạch trong nước tiểu lại ít hoặc không có. Trái lại, cũng có không ít không biểu hiển phù nhưng lượng chất đản bạch trong nước tiểu lại cao (++)… Cho nên, khi khám thai, bao giờ các bác sĩ sản khoa (hoặc nữ hộ sinh), cũng đề nghị cho sản phụ xét nghiệm nước tiểu với mục đích để tìm và phát hiện chất đản bạch này!


Cao huyết áp động mạch trong thai nghén:


Là một triệu chứng cũng hay gặp ở sản phụ bị nhiễm độc thai nghén ở 3 cuối tháng thai kỳ. Muốn biết huyết áp tăng nhiều hay ít, phải dùng một thiết bị đo mới biết được chính xác. Nhưng cũng có thể nghĩ đến triệu chứng này,, nếu bản thân chị em hay thấy nhức đầu, bốc nóng lên mặt, giật giật ở thái dương hay ù ù trong tai… Tuy vậy, nếu thật bị chứng cao huyết áp động mạch và có những biểu hiện kể trên thì thường ở mức độ bệnh đã chuyển biến nặng và chỉ số huyết áp thường đã quá cao (trên 160/100 milimet thủy ngân [mmHg]). Hơn nữa, nhiều khi tuy huyết áp thấy cao nhưng người bệnh lại không hề thấy có triệu chứng gì bất thường biểu hiện (như đã nói ở phần trên). Vì vậy, tốt nhất là phải đi khám thai định kỳ, để được thăm khám và theo dõi tình hình huyết áp động mạch…


Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ2


Cao huyết áp động mạch là một triệu chứng cũng hay gặp ở sản phụ bị nhiễm độc thai nghén ở 3 cuối tháng thai kỳ


Tùy theo mức độ nhiễm độc, có thai phụ chỉ biểu hiện một trong 3 triệu chứng kể trên, có thai phụ khác vừa bị phù vừa có chất đản bạch trong nước tiểu, có thai phụ bị cả 3 triệu chứng – Một thai phụ nếu phát hiện được các triệu chứng bất thường ấy, thì còn kèm theo các hiện tượng thần kinh (nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt v.v.. ) mà giới y khoa gọi là “tiền sản giật”. Đây là hậu quả hết sức nghiêm trọng của nhiễm độc thai nghén, rất dễ đưa đến cơn sản giật (hay còn gọi là cơn sản động kinh) rất nguy hiểm đối với tính mạng của mẹ và hài nhi!


 



Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu mang thai

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý,, đặc biệt là ở nhiều phụ nữ khi có thai  trong 3 tháng đầu mà cho đến nay ngành y khoa vẫn chưa biết được nguyên nhân rõ ràng.


Danh từ “nhiễm độc thai nghén” xuất phát từ quan niệm đơn giản là khi có thai, chính phôi thai và nhau phát triển trong tử dạ con (tử cung) đã “gây độc” cho sản phụ. Nhiễm độc thai nghén xảy ra vào 2 thời kỳ thai ngén khác nhau và triệu chứng biểu hiện cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn của thời kỳ mang thai.


Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu mang thai1 Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ


Sau khi mang thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian hay gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, xanh xao, lớm giọng, buồn nôn, nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự. Phụ nữ có thai thường sợ cơm và các môn ăn (mà trước đây họ rất thích…) nhưng lại thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua hoặc ngọt.


Tình trạng ốm nghén kể trên là hiện tượng nhiễm độc thai nghén ở mang thai 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai. Nó thường bắt đầu từ khi người phụ nữ đã thụ thai khoảng gần 1 tháng và thường kéo dài tới 3 tháng. Sau đó, các dấu hiệu ốm nghén có chiều hướng giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại sức khỏe như bình thường. Thai nghén có khả năng là cho người phụ nữ gầy sút đi một ít nhưng không gầy yếu nặng. Trái lại, tình trạng nhiễm độc thai nghén nghiêm trọng ở 3 tháng dầu diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ có biểu hiện nhiều độc nhẹ (như đã mô tả ở phần trên) nhưng thường sớm hơn. Tình trạng ngén mỗi ngày một nặng hơn lên, đặc biệt là hiện tượng nôn mửa. Thai phụ phải nôn nhiều, ăn uống thứ gì vào là vọt hết ra thứ ấy; thậm chí khi đã nôn ra hết thức ăn rồi, vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, nôn đến mật hoặc nôn khan.


Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu mang thai làm cho thai phụ nôn nhiều và không ăn uống được, cơ thể bị mất nước và gầy sút trông thấy, người hốc hác bị mất nước và gầy sút trông thấy, người hốc hác rất nhanh, có khi chỉ còn da bọc xương, đi lại không vững. Ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch: Tim đập nhanh hơn, tiểu tiện cũng ít dần đi, máu bị nhiễm toan và chuyển biến quá nặng, khiến cho thai phụ bị hôn mê rồi tử vong.


Tình trạng nhiều độc thai nghén nghiêm trọng phải được điều trị bệnh viện chuyên khoa Phụ sản một cách đúng đắn và tích cực. Đôi khi điều trị bằng thuốc men như chế độ nghỉ ngơi.


 



Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu mang thai

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời gian mang thai, thường xảy ra vào tuần mang thai thứ 21 và hay xuất hiện ở người chửa con so, đa thai hoặc đa ối. Vậy mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé


Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý có thể gây những biến chứng nguy hiểm, gây ra sảy thai, sinh non hay tiền sản giật, sản giật. Nhiễm độc thai nghén có thể gây co thắt mạch máu toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp ôxy và dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, thai nhi yếu nếu nhẹ hoặc thai nhi chết trong tử cung nếu sản giật không được xử trí kịp thời.


Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén1


Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý có thể gây những biến chứng nguy hiểm, gây ra sảy thai, sinh non hay tiền sản giật, sản giật


Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường… thường dễ gặp nhất. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc thai nghén vẫn chưa xác định rõ. Có thể là do cơ thể người phụ nữ mang thai không chịu nổi gánh nặng của thai nghén nên cản trở các hoạt động chức năng, dẫn đến biến chứng.  Kể từ khi bắt đầu mang thai, bà mẹ phải khám và kiểm tra thường xuyên, sớm phát hiện bất thường để chữa trị kịp thời.


Những dấu hiệu khi bị nhiễm độc thai nghén


Huyết áp tăng


Thai phụ được cho là tăng huyết áp khi huyết áp lên đến 140/90mmHg. Hoặc ở những tháng cuối thai kỳ, khi phát hiện dấu hiệu huyết áp tăng lên từ 15 đến 30mmHg so với trước khi mang thai, thai phụ cần được theo dõi cẩn thận và điều trị nhiễm độc thai nghén để phòng ngừa tiền sản giật và sản giật.


Phù chân


Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai phụ tự phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân của mình, sẽ thấy xuất hiện dấu lõm của các ngón tay. Với những trường hợp phù nặng có thể xuất hiện ở mặt và cả hai bàn tay.


Để phân biệt phù do nhiễm độc thai nghén, thai phụ cần chú ý: Nếu ngủ gác chân lên cao sau một đêm, hiện tượng phù chân biến mất thì nguyên nhân là do thai lớn chèn ép các tĩnh mạch, một điều khá thường gặp. Còn ngược lại, nếu thực hiện điều trên, sau một đêm nghỉ ngơi mà hiện tượng phù vẫn còn thì có thể đó là dấu hiệu nhiễm độc thai nghén. Lúc này, thai phụ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xác định chính xác.


Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén2


Phù chân cũng là một trong những biểu hiện của nhiễm độc thai nghén


Tăng cân nhanh


Ngoài việc bị phù chân ra, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén còn thường có hiện tượng tăng cân rất nhanh. Một tuần bà bầu có thể tăng tới 500gr. Nguyên nhân là do cơ thể bị giữ nước. Khi phát hiện những dấu hiện trên, nhân viên y tế sẽ giúp thai phụ xét nghiệm đạm niệu để chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đạm niệu lớn hơn 0,3g/lít, thai phụ sẽ được theo dõi nhiễm độc thai nghén thật cẩn thận để tránh được nguy hiểm.


Phòng chống nhiễm độc thai nghén bằng thực phẩm


Đậu xanh: Nghiên cứu y tế hiện đại cho thấy đậu xanh có chứa giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng tốc độ chuyển hóa các chất, có thể được hiệu quả chống lại các hình thức khác nhau của ô nhiễm, nhiễm độc, bao gồm cả nhiễm độc thai nghén.


Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén3


Đậu xanh có hiệu quả chống nhiễm độc thai nghén



Tỏi: là một gia vị nấu ăn không thể thiếu. Selenium và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng tốt hơn so với nhân sâm. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, vì vậy, khi mang thai chớ nên từ chối thứ gia vị này.


Cà chua: Khoa học khảo sát cho thấy, nếu thường xuyên sử dụng cà chua và các sản phẩm từ cà chua trong thời gian dài thì con người sẽ ít bị bức xạ, nhiễm độc và tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Các kết quả thử nghiệm cho thấy rằng lycopene (có nhiều trong cà chua) khi vào cơ thể con người sẽ dập tắt các gốc tự do trên bề mặt da và để tạo thành một rào cản tự nhiên, ngăn chặn có hiệu quả thiệt hại bên ngoài do bức xạ tia cực tím lên da.


Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén4


 Cà chua cũng là một trong những thực phẩm chống nhiễm độc thai nghén


Hạt tiêu: Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, cà ri, gừng… vừa tốt cho hệ thống miễn dịch, lại còn có thể bảo vệ DNA của tế bào, tránh được các hiện tượng bức xạ, nhiễm độc. Tuy nhiên, những loại gia vị này không nên được tiêu thụ quá nhiều trong thời gian mang thai.


 



Mối nguy hiểm khi bị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh xảy ra trong thai kỳ và nếu không được điều trị, có thể dẫn đễn tiền sản giật hoặc tăng huyết áp động mạch. Trẻ thường sinh non hoặc dễ bị ngạt khi sinh ra nếu mẹ bị chứng bệnh này.


Đặc điểm của bệnh


Nhiễm độc thai nghén là một hội chứng bệnh lý với những đặc điểm sau:


+ 3 tháng đầu trong 14 tuần đầu: gọi là hiện tượng bệnh lý sớm


+ 3 tháng cuối trong 14 tuần cuối: gọi là nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối hay là hiện tượng bệnh lý muộn gồm:


+ Hội chứng Protein niệu


+ Hội chứng tiền sản giật và sản giật


+ Hội chứng rau bong non.


+ Dễ gây các biến chứng có thể làm chết con và nguy hiểm tới tính mạng mẹ.


Bởi vậy quản lý thai nghén đóng một vai trò quan trọng, nếu làm tốt sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh. Nhiễm độc thai nghén ở nước ta chiếm tỷ lệ 3- 7%


 Nhiễm độc thai nghén1


Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi


Nguyên nhân gây bệnh


Bệnh thường xẩy ra sau một số nguyên nhân thuận lợi như:


+ Chửa con so, chửa sinh đôi, những trường hợp đa ối


+ Thần kinh, tâm lý: sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.


+ Mẹ có bệnh nội khoa mãn tính: loét dạ dày, viêm thận mãn tính.


+ Thường gặp khi thời tiết lạnh (chuyển mùa)


Phân loại


Người ta thường chia nhiễm độc thai nghén thành các loại như sau:


+ Nhiễm độc thai nghén đơn thuần: chỉ gặp một lần có thai không tái phát


+ Nhiễm độc thai nghén tái phát từ một tới nhiều lần có thai (trong bệnh này, ngoài thời kỳ thai nghén thì chức năng  thận hoàn toàn bình thường )


+ Nhiễm độc thai nghén ở những người có bệnh lý thận tiềm tàng, khi có thai thì bệnh thận sẽ nặng thêm


Sinh lý bệnh


Trong nhiễm độc thai nghén có biểu hiện về rối loạn chức năng thận, mặt khác  vai trò của tử cung, thai nhi và bánh rau làm cho bệnh lý thận nặng lên, ở đây chủ yếu là sự rối loạn co thắt toàn thể các mạch máu dẫn đến sự tăng trở lực của mạch máu do đó gây đến tăng huyết áp.


Nhiễm độc thai nghén2


Nhiễm độc thai nghén có biểu hiện tăng huyết áp, phù chân


Hiện tượng này không những chỉ xảy ra ở tuần hoàn ngoại biên mà còn xảy ra ở các cơ quan nội tạng như não gan, thận, tử cung làm chức năng của rau thai bị ảnh hưởng.


Sự co thắt mạch máu gây nên những biến đổi ở tế bào đi từ những tổn thương có thể hồi phục được đến những tổn thương không thể hồi phục do sự thiếu oxy tổ chức gây nên có 3 hiện tượng tham gia vào cơ chế bệnh sinh đó là:


- Giảm thể tích máu lưu hành


- Co thắt động mạch


- Tăng huyết áp


Những bà bầu có nguy cơ nhiễm độc thai nghén cao: 


- Người bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai


- Người mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai dưới 18 tuổi


- Người mang thai đôi hoặc mang thai trên 40 tuổi.


- Người trước đây đã từng chậm phát triển trong tử cung


- Người bị bệnh béo phì hoặc bị huyết áp cao.


 


 



Nhiễm độc thai nghén

Cách điều trị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén và có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt khi đẻ hoặc tiền sản giật, sản giật. Nhiễm độc thai nghén phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho bào thai. Vậy điều trị như thế nào?


Mục tiêu điều trị


*  Đối với mẹ


+ Ngăn cản sự tiến triển của bệnh


+  Tránh các biến chứng


* Đối với con


+ Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong TC


+ Hạn chế nguy cơ thai kém phát triển


+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản


 Cách điều trị nhiễm độc thai nghén1


Khi bị nhiễm độc thai nghén cần có chế độ ăn kiêng muối, nghỉ ngơi hợp lý


Biện pháp điều trị


Khi có biểu hiện  các triệu chứng đã nêu cần phải tiến hành các biện pháp sau:


Chế độ ăn kiêng muối: đây là biện pháp chủ yếu để đề phòng tiền sản giật và sản giật.


Uống: lượng nước hằng ngày rút bớt so với bình thường không quá 1 lít.


Chế độ nghỉ ngơi: nằm nghiêng trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.


Các thuốc lợi niệu


- Uống các loại thuốc lợi tiểu thải muối loại Hypothyazit. Có tác dụng tốt vì loại trừ nước và loại trừ Natri ra khỏi cơ thể.


- Nên dùng 2-3 ngày trong 1 tuần, không nên dùng liên tục.


Thuốc hạ huyết áp


- Chỉ làm  hạ HA chứ không làm cho thay đổi sự tiến triển của bệnh, có khi gây nguy hiểm đối với thai nhi do đó chỉ sử dụng thuốc hạ huyết áp  khi huyết áp tăng quá cao có thể dẫn đến biến chứng .


- Thuốc hay dùng có thể: Resecpin, Alpha Methyl Dopa ( Aldomet 0,25 không quá 3g/24 h ) có ưu điểm không làm giảm lượng máu đến thận


- Dung dịch Magenesium 5%-20% tiêm tĩnh mạch liều 3-4 g/24 h gây dãn mạch hạ huyết áp


- An thần


Phòng tránh


Vì chưa có nguyên nhân rõ ràng nên chưa có cách phòng tránh nhiễm độc thai nghén hiệu quả. Các bác sĩ khuyên thai phụ nên đi khám thai đầy đủ, kịp thời phát hiện những bất thường trong thai kỳ và đi khám sớm.


 


 



Cách điều trị nhiễm độc thai nghén

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Những yếu tố làm giảm khả năng thụ thai

Tuổi tác, hoóc-môn, lối sống hàng ngày… là những yếu tố làm suy giảm khả năng thụ thai của bạn.


Tuổi tác


Đối với một phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi 20, cơ hội thụ thai hàng tháng là 50%. Bước qua tuổi 30, tỷ lệ này giảm mạnh xuống chỉ còn 20% cơ hội thụ thai thành công mỗi tháng; và ở tuổi 40 thì tỷ lệ này chỉ còn 5%.


Theo Trung tâm tư vấn và hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản Trung ương: hiện ngày càng nhiều phụ nữ muốn có con muộn (sau 30 tuổi), và số người kém may mắn trong việc mang thai ngày càng nhiều.


 Những yếu tố làm giảm khả năng thụ thai1


Có rất nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.


Đàn ông cũng đóng một nửa vai trò trong việc sinh sản của phụ nữ, vì thế sức khỏe và lối sống của họ cũng ảnh hưởng đến việc mang thai và khả năng thụ thai. Các nghiên cứu đã cho thấy đàn ông cũng bị suy giảm khả năng thụ thai theo thời gian.


Hoóc-môn


Các cặp vợ chồng nên biết rằng số lượng và chất lượng của cả trứng và tinh trùng là 2 yếu tố then chốt để có một em bé khỏe mạnh và trứng cũng như tinh trùng cũng đều có hạn sử dụng.


Những yếu tố có ảnh hưởng bất lợi đến estrogen và các hoóc-môn sinh sản khác, làm cho chu kỳ hàng tháng của phụ nữ dài hơn, và làm cho các chu kỳ không rụng noãn diễn ra thường xuyên hơn. Nếu buồng trứng không phóng thích trứng thì việc thụ thai là không thể cho dù có cố gắng đến đâu đi nữa.


Lối sống


Những người đàn ông thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc, có lối sống không điều độ cũng dễ mắc các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản như suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Điều này có nghĩa số lượng tinh trùng phóng thích sẽ ít hơn bình thường, và một lượng lớn trong số tinh trùng này không đủ sức khỏe để thực hiện một hành trình dài để tìm đến và kết hợp với trứng của người phụ nữ.


 Những yếu tố làm giảm khả năng thụ thai2


Rượu, bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai


Nhịp sống tăng cao, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiễm nhiều chất độc hại, thói quen sinh hoạt xấu như thức khuya, rượu bia,thuốc lá… đều gián tiếp lẫn trực tiếp tác động đến cơ quan sinh sản làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng và trứng, viêm nhiễm gây tắc dính cơ quan sinh dục…làm giảm khả năng thụ thai.


 



Những yếu tố làm giảm khả năng thụ thai