Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Loại đồ sống nào người mang thai nên tránh?

Có nhiều loại thực phẩm tưởng chừng như rất tốt cho bà bầu nhưng lại không phải vậy? Điều quan trọng ở độ sống hay chín cũng như vệ sinh của thực phẩm đó. Dù thực phẩm đó có tốt nhưng nếu không nấu chín thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới người mang thai cũng như trẻ trong bụng mẹ.


Trứng sống và thịt gà sống


Mặc dù đây là hai loại thức phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến nhưng lại mang nhiều vi khuẩn gây hại salmonella. Với những bà bầu mới cấn thai thì loại vi khuẩn này cực nguy hiểm có thể dẫn đến tiêu chạy nặng, thậm chí làm sẩy thai.


Nếu không nấu chín kỹ thì loại vi khuẩn này trong trứng sống và gan gà vẫn chưa bị tiêu diệt hết. Vì vậy, khi nấu nướng và chế biến các loại thức ăn này cho người mang thai cần phải rất cẩn thận. Ngoài ra, các dùng cụ khi nấu đồ sống cần phải rửa thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.


Thịt sống


Nhắc đến thịt sống ở đây không chỉ bao gồm các loại thịt chưa qua chế biến mà còn có thịt cá trong món sushi hay món tái như bò tái,… Bởi nó chứa một lượng rất lớn các vi khuẩn E-coli và ký sinh trùng Toxoplasmosis hết sức nguy hiểm. Nó có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở bà mẹ và em bé.


Các loại thịt hun khói cũng không đảm bảo vấn đề vệ sinh và diệt hết vị khuẩn nên phụ nữ mang thai cũng cần tránh.


Thủy hải sản


Các loại thủy hải sản như sò, ốc, cá,… nếu như được nấu chín kỹ thì có hàm lượng dinh dưỡng lớn tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp đồ sồng lại là những thực phẩm bị hạn chế đối với người mang thai nếu muốn trẻ trong bụng mẹ phát triển bình thường và khỏe mạnh.


loại đồ sống nào người mang thai nên tránh

Nhiều loại thực phẩm sống rất nguye hiểm cho người mang thai


Điều này được kết luận bởi thịt thủy hải sản sống có thể bị nhiễm thủy ngân hay các chất ô nhiễm công nghiệp khác. Các chất này có thể hủy hoại dây thần kinh và não của thai nhi đang trong thời gian phát triển.


Do đó, đối với các đồ sống nên tránh trong chế độ dinh dưỡng của người mang thai. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe của cả mẹ và bé trong bụng cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng khi chế biến và nấu chín kỹ thức ăn để tránh những rủi ro đáng tiếc.



Loại đồ sống nào người mang thai nên tránh?

Bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu?

Đối với phụ nữ mang thai thì việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những loại thực phẩm giúp bà bầu tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và béo, vitamin thì các loại khoáng chất cũng rất cần thiết. Bởi nó quyết định nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.


Vậy cần phải bổ sung những loại khoáng chất nào cho phù hợp và có trong những loại thực phẩm nào?


Sắt


Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ ở trong tình trạng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng cân của mẹ cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ biến chững của sản khoa.


Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng và các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, các loại đậu đỗ, trong phủ tạng, nhất là tiết. Và cần phải bổ sung từ khi mang tháng đến sau đẻ 1 tháng trung bình 60mg sắt nguyên tố/ ngày.


bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu

Các loại thực phẩm chứa nhiều các khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai


Canxi


Với lượng canxi gần 30g trong thời gian tích trữ khi mang thai giúp cho việc tạo bộ xương của thau nhi 3 tháng cuối thai kỳ.


Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm của sữa. Uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc viên canxi kèm theo vitamin D sẽ giúp người mang thai tăng thêm lượng canxi trong khẩu phần. Trung bình lượng canxi mỗi ngày là 800-1000mg trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.


Kẽm


Kẽm có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển của thai nhi, nếu thiếu kẽm sẽ gây nên vô sinh, sẩy thải, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường.


Các loại thực phẩm thịt, cá hải sản có thể cung cấp lượng kém tốt, thực phẩm thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp. Trung bình bà bầu cần 15mg/ngày.


I-ốt


Một trong những nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non trong thời gian mang thai là do thiếu i-ốt đồng thời trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân hoặc nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.


Những thức ăn giàu i-ốt là các thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển,… và dùng muối, bột canh có chứa i-ốt.


Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp các bà bầu có thêm kiến thức trong quá trình mang thai để giúp thai phát triển một cách bình thường và an toàn.


 THS.BS. LÊ THỊ HẢI


 



Bổ sung các khoáng chất nào tốt cho bà bầu?

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Trầm cảm trước khi sinh dễ gây trầm cảm cho thế hệ sau

Những ảnh hưởng của tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mang thai tác động tới đứa trẻ khi chúng tới tuổi thiếu niên vì hormone stress trong tử cung có thể gây rủi ro cao gấp 1,5 lần.


- Chính những thiếu nữ 18 tuổi có mẹ đã bị trầm cảm khi mang thai có nguy cơ bị trầm cảm..


- Nghiên cứu này cũng cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa trầm cảm trước khi sinh và trầm cảm sau khi sinh.


Các chuyên gia giờ đây đã bị thuyết phục rằng các hormone stress trong tử cung đóng một vai trò trong việc quyết định sức khỏe tâm thần của những đứa trẻ trong cuộc sống sau này.


Các thiếu niên có thể có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn đáng kể nếu mẹ của họ đã trải qua tình trạng này khi đang mang thai họ trong tử cung.


Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nguy cơ tăng thêm cho những thiếu nữ 18 tuổi có thể cao hơn khoảng 1,5 lần so với ở những thiếu nữ mẹ không trải qua tình trạng này.


Nghiên cứu của họ cũng khám phá sự khác biệt quan trọng giữa trầm cảm trước khi sinh, xảy ra trong quá trình mang thai, và trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng tới người mẹ sau khi đứa trẻ được sinh ra.


Các chuyên gia đã bị thuyết phục rằng các hormone stress trong tử cung đóng một vai trò quan trọng. Điều đó là vì không có mối liên kết giữa tình trạng trầm cảm mà người bố trải qua trước khi đứa trẻ trào đời và tình trạng tâm thần của những trẻ này khi trở thành thiếu nữ.


Nghiên cứu đã phân tích các cặp bố mẹ và con của họ từ nghiên cứu về trẻ em của Anh (UK Children) thuộc nghiên cứu từ những năm 90.


Dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiến sĩ Rebecca Pearson cho biết, những kết quả nghiên cứu đã xác định rõ một nguy cơ mới đối với những trẻ chưa trào đời do tình trạng trầm cảm trước khi sinh ở người mẹ của chúng.


postpartum-depression-130806-1375835881_362x0


“Nguy cơ tăng thêm là khoảng 1,5 lần”, bà cho biết. “Không giống như trầm cảm sau sinh, người mẹ không thể bảo vệ đứa trẻ khỏi những ảnh hưởng của trầm cảm, không được điều trị khi đứa trẻ vẫn ở trong tử cung”.


“Hormone stress, loại hormone khi bị trầm cảm, thai nhi cũng phải chịu đựng hormone này”.


“Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy một sự khác biệt rõ ràng về nguy cơ phụ thuộc vào tình trạng người mẹ bị trầm cảm trước hay sau khi sinh”.


Nghiên cứu đã phát hiện thấy 11% những thanh niên sinh ra từ những bà mẹ trải qua trầm cảm trước khi sinh bị mắc trầm cảm ở độ tuổi 18.


Nhưng tình trạng trầm cảm sau sinh chỉ gây tác động tới 7% con của những phụ nữ này, kết quả nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí JAMA Psychiatry.


Những người mới làm mẹ cảm thấy áp lực phải làm mọi thứ đúng cách, điều này làm tăng nguy cơ bị trầm cảm của họ.


Một cuộc thăm dò ý kiến trên 1500 bà mẹ đã trải qua tình trạng trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau sinh cho biết, họ có nhiều nỗi lo lắng, trong đó gồm các vấn đề tiền bạc, hỗ trợ về tinh thần và giúp đỡ chăm sóc đứa con mới trào đời.


Khi bị mắc bệnh, 2/5 số phụ nữ này không muốn rời khỏi nhà, 22% đã có ý nghĩ muốn tự vẫn và 30% cho biết các dấu hiệu đã kéo dài hơn 18 tháng.


Cuộc thăm dò ý kiến, từ các tổ chức gồm Netmums, hội từ thiện trẻ em Tommy’s và trường Hoàng gia Royal College của Midwives, phát hiện thấy ¼ đã không cảm thấy rằng, họ có thể kể cho một nhân viên chăm sóc sức khỏe về tình trạng trầm cảm của họ và 40% đã không điều trị căn bệnh này.


Sally Russell, đồng sáng lập nên Netmums, cho biết: “Rất rõ để thấy rằng khi những thay đổi về xã hội với những giờ làm việc dài hơn, ít các thành viên gia đình sống gần nhau và áp lực về hoàn cảnh không thương xót đối với những người mới làm mẹ phải trông nom, hoạt động và cảm thấy hoàn hảo, đó là một sự tác động nguy hiểm thật sự của loại bệnh này có thể đã tăng lên”.


Nguy cơ đối với những trẻ sinh ra bởi những thai phụ bị trầm cảm trước khi sinh là cao hơn nếu họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những phụ nữ được học tập đầy đủ hơn.


Tiến sĩ Pearson thuộc trường đại học Bristol nói rằng, nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh mối nguy hại tới những trẻ em gây ra bởi các thuốc điều trị cho người mẹ, nhưng đã bổ sung thêm rằng những kết quả nghiên cứu này có thể cho phụ nữ một ý nghĩ tốt hơn về ích lợi của việc điều trị trầm cảm khi mang thai.


“Có những liệu pháp điều trị khác, không nhất thiết phải dùng thuốc, nhưng nghiên cứu này cho thấy trầm cảm không được điều trị là rất tồi tệ, không những đối với người mẹ mà còn đối với cả đứa trẻ nữa”, bà cho biết thêm.


Nghiên cứu đã cho thấy mức độ cao hormone stress gây tác động tới sự phát triển của bào thai trong tử cung.


Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ bị trầm cảm nên có ý định được điều trị trước khi mang thai, nhưng nếu họ mang thai khi đã được chẩn đoán bị trầm cảm thì điều này càng quan trọng hơn, họ được điều trị khi bệnh gây tác động lên người mẹ và đứa trẻ.


Tiến sĩ Arango cho biết những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy kết quả đạt được khi sử dụng fluoxetine (hay Prozac) gây nhiều ảnh hưởng tới bất cứ nguy cơ nào. Ông cho biết thêm: “Các nhà nghiên cứu mới chỉ đang bắt đầu nhận ra rằng không phải là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hay các nhà khoa học về thần kinh có tác động lớn nhất trong việc ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe tâm thần – mà là các thầy thuốc phụ khoa gây tác động lớn nhất”.


Giáo sư Carmine Pariante tại trường King’s College London, cho rằng giúp đỡ những phụ nữ mang thai bị trầm cảm “không phải chỉ là làm giảm nhẹ sự đau khổ chịu đựng của họ, mà còn là giảm nhẹ sự đau khổ của thế hệ kế tiếp”.


Dấu hệu của trầm cảm trước sinh:



  •  Không có khả năng tập trung và khó nhớ.

  •  Khó đưa ra quyết định.

  •  Qúa lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình.

  •  Cảm thấy tê liệt cảm xúc.

  •  Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh.

  •  Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…

  •  Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

  •  Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì.

  •  Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ.

  •  Mất hứng thú tình dục.

  •  Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai.

  • Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi.

  •  Nỗi buồn dai dẳng.

  •  Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.


Các dấu hệu cho thấy trầm cảm sau sinh :


Các triệu chứng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau sinh, bao gồm các triệu chứng thường gặp sau



  • Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé

  • Sao nhãng trong việc chăm sóc con

  • Cáu ghắt với người khác

  • Dễ lo âu và hoảng sợ

  • Buồn bã

  • Cảm thấy có tội

  • Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưu thích trước kia

  • Giảm thiểu giao tiếp với người khác

  • Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)


  • Ăn uống thất thường

  • An ủi không đem lại kết quả

  • Cảm thấy trống rỗng

  • Cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực

  • Không cảm thấy thoải mái trong quan hệ tình dục

  • Giảm khả năng diễn đạt chính xác khi nói hoặc viết

  • Tuyệt vọng


  • Lòng tự trọng thấp



Trầm cảm trước khi sinh dễ gây trầm cảm cho thế hệ sau

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu mà bà bầu cần lưu ý để tránh ảnh hướng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.


Dinh dưỡng


Vi khuẩn Listeria


Các loại thực phẩm và rau quả có chưa vi khuẩn listeria như hải sản chưa nấu chín, thịt deli, nước quả đóng hộp bị hỏng, pho-mát mềm.


Đồ hải sản tái hoặc sống có chứa những loại vi khuẩn và virut không an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang bầu bạn cần đặc biệt chú ý khâu chế biến những loại thực phẩm này. Nên tự mua về, chế biến chín để ăn chứ không nên ăn ngoài hàng


Phomat mềm làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria nên phải tránh khi có bầu. Phomat rơi vào loại này gồm phomat bleu, camembert, feta, brie, và pho mát Mexico.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu1


Bà bầu không nên ăn nhũng thực phẩm tái sống, chưa nấu chín


Mẹ bầu cần lưu ý chọn pho-mát cứng thay cho pho-mát mềm, hạn chế sushi và lựa chọn sữa hay nước quả có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt để giảm nguy cơ nhiễm listeria.


Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm chín lại những đồ ăn sẵn hay hấp chín lại thực phẩm, đồ ăn sau khi bảo quản lạnh.


Caffein và sảy thai


Bạn không cần phải tránh hoàn toàn cà phê trong khi mang thai nhưng bạn nên hạn chế sử dụng nó. Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa Mỹ, khi mang thai bạn nên sử dụng ít hơn 300-400ml cafe mỗi ngày, tương đương với 200mg caffein. Bạn cũng nên lưu ý một số thực phẩm như trà cafe, chocolate, nước soda vì nó cũng chứa một lượng nhỏ cafein.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu2


Bà bầu nếu uống quá nhiều caffeine sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi


Khi chưa có bằng chứng chắc chắn về mối liên quan giữa caffein và sảy thai thì caffein có thể gây mất nước và chóng mặt với phụ nữ mang thai. Em bé sơ sinh có thể bị nhẹ cân và làm tăng nhịp tim thai khi bà mẹ sử dụng quá nhiều cafein.


Cân nhắc với cá biển


Các không những là nguồn protein tốt cho cơ thể, mà còn là loại thực phẩm rất giàu các loại dầu lành mạnh. Nhưng, trong cá biển có chứa thủy ngân, gây hại cho sự phát triển của thai nhi.


Vì vậy, bạn cần tránh một số loại cá có chưa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm và cá mập. Các loại cá khác như cá thu, cá hồi… bạn có thể cân nhắc với số lượng cá ăn vừa phải.


Vận động


Tránh những trò chơi cảm giác mạnh


Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên đi tàu siêu tốc hay cưỡi ngựa trong công viên giải trí vì những trò chơi này có thể đi bất ngờ, dừng đột ngột, và di chuyển mạnh… gây hại cho thai nhi.


Các môn thể thao hoạt động mạnh


Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.


Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên đểtránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.


 Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu3


Tránh vận động mạnh và nguy hiểm khi đang mang thai. 


Tắm nước nóng, tắm xông hơi


Phòng xông hơi với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể mẹ bầu nên có thể làm tăng nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh về não hay các khuyết tật về xương sống của em bé, thậm chí là sảy thai. Bên cạnh đó việc tắm hơi và tắm nước nóng còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Vì vậy, một bồn tắm nước ấm, tương đương với nhiệt độ cơ thể là an toàn và tốt nhất cho bạn.


 



Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Đi bộ, làm việc chăm chỉ dưới bếp, kết bạn với chiếc điện thoại hay thức khuya một chút… là những hành vi tưởng chừng như vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những  hành vi dưới đây thường gặp nhưng ít được các mẹ bầu chú ý và nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.


Nguy cơ 1: Đi bộ trong trung tâm thành phố


Đi bộ là một trong số ít những hoạt động an toàn nhất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt chín tháng thai kì bởi nó là bài tập rất tốt cho tim mạch, giúp cơ bắp săn chắc, giảm nguy cơ bị đái tháo đường, tiền sản giật, táo bón và ngăn chặn tình trạng thừa cân quá nhiều khi mang thai. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ trong thai kì, những chị em thường xuyên đi bộ sẽ có quá trình “vượt cạn” dễ dàng, nhanh chóng và ít rủi ro hơn so với những mẹ lười vận động. Tuy nhiên, khi đi bộ, thai phụ cần chú ý để chọn đúng nơi.


Nhiều thai phụ đi bộ trong khu vực trung tâm thành phố cảm thấy xung quanh rất đông vui, náo nhiệt. Tuy nhiên đó chính lại là một nguy hại mà mẹ bầu nên xem xét lại. Bởi vì, tại những nơi như vậy sẽ có rất nhiều xe. Chúng có chứa một lượng lớn carbon monoxide, chì, oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí thải.


Một khi giữa cacbon monoxit và hemoglobin có sự kết hợp vững chắc trong các tế bào máu của con người sẽ gây ra tình trạng bất ổn về sức khỏe. Thai phụ lúc này sẽ cảm thấy chóng mặt. Khí xe thải ra được hấp thụ vào máu của người mẹ thông qua hàng rào nhau thai vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.


Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý1


Khi đi bộ bà bầu tránh đi ở những nơi trung tâm thành phố nên chọn những nơi có không khí trong lành thoáng mát


Ngoài ra, ở khoảng cách 3-5 mét so với mặt đất, trong không khí, các hạt bụi vô hình có chứa nhiều yếu tố độc hại và các chất sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và nước tiểu. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên đi dạo trong trung tâm thành phố hay những nơi quá nhiều xe cộ.


Không gian đi bộ lý tưởng nhất cho thai phụ là ở những con đường yên tĩnh, rợp bóng cây. Bởi vì không khí ở đây trong lành dễ chịu, lượng bụi thấp hơn 30% so với trung tâm thành phố, tiếng ồn giảm. Điều kiện môi trường tốt như vậy giúp cho tinh thần của thai phụ được thư giãn, đồng thời cũng hấp thụ được nhiều “khí vitamin” – aeroanion. Khí này không chỉ khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng, bình tĩnh mà còn rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng


Nguy cơ 2: Thức khuya


Trước khi mang thai, một số thai phụ do công việc hoặc thói quen sinh hoạt, giải trí, nên thường thức khuya và đi ngủ rất muộn. Vì vậy mà khi mang thai cũng khó thoát khỏi thói quen này. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân lại ảnh hưởng đến thai nhi.


Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất và gây ra mệt mỏi não.


Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ. Không những vậy khi bà bầu thức khuya còn gây ra là một số hệ lụy khó cho bé sau này như: con sinh ra bị thiếu máu, bị chậm phát triển thậm chí còn hay quấy khóc


Nguy cơ 3: Ở lại lâu trong nhà bếp


Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì mật độ khí độc hại không chỉ tồn tại trong các nhà máy, đường phố mà còn trú ngụ cả ở nơi vốn rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: nhà bếp.


Gas hoặc thành phần khí dầu mỏ hóa lỏng rất phức tạp, khi cháy trong không khí tạo ra nhiều khí rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nồng độ khí carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide và các khí độc hại khác cao hơn nhiều lần nồng độ không khí ngoài trời, kết hợp với khói tạo ra trong việc nấu nướng khiến nhà bếp trở thành nơi ô nhiễm.


Trong khi đó, sự phát tán của bụi và bồ hóng cũng có chứa chất gây ung thư mạnh mẽ – benzopyrene. Nếu thông gió trong nhà bếp kém thì nồng độ khí có hại sẽ tăng hơn 5 lần so với tiêu chuẩn. Nếu thai phụ hít phải những khí ấy, chúng sẽ đi vào qua đường hô hấp vào máu, và sau đó thông qua hàng rào nhau thai vào trong các mô và các cơ quan của thai nhi. Do đó, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bình thường cũng như phát triển của em bé.


Phụ nữ mang thai tốt nhất nên ít vào bếp. Nếu bạn cần phải nấu nướng thì nên giảm thiểu thời gian ở lại trong bếp. Nhà bếp cần thiết kế thông gió tốt để giảm thiểu các khí và chất độc hại. Nếu được thì bếp điện là lựa chọn an toàn hơn cả.


 Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý2


Bà bầu không nên ở quá lâu trong nhà bếp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi


Nguy cơ 4: Bỏ bê khử trùng điện thoại


Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus. Đặc biệt, ở điện thoại công cộng thì độ bám dính của vi khuẩn và virus cao gấp nhiều lần. Thai phụ sử dụng điện thoại hiếm khi để ý đến vấn đề này, đặc biệt là những người sử dụng điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, chiếc điện thoại nhỏ bé lại là một trong những nguồn lây lan bệnh khá nguy hiểm.


Thông thường trong lúc bạn trò chuyện, đặc biệt là khi bị khàn tiếng, nước bọt có thể văng vào microphone. Chưa kể có lúc vừa điện thoại vừa ăn, sử dụng điện thoại sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay… Bằng cách này hay cách khác, sự tích lũy lâu ngày của virus trên điện thoại không được vệ sinh thường xuyên biến thành một ổ bệnh.


Virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc lỗ mũi, niêm mạc hay một số vết thương hở. Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém đi càng có khả năng lây nhiễm lớn. Sự xâm nhập ấy gây ra một loạt các kết quả bất lợi, như nhiễm trùng đường hô hấp trên, sẩy thai, sinh non, bé còi cọc…


Phụ nữ mang thai cố gắng không sử dụng điện thoại công cộng bên ngoài. Khi sử dụng điện thoại cá nhân thì nên giữ micro ở khoảng cách xa. Rửa tay ngay lập tức sau khi sử dụng. Đối với điện thoại văn phòng, điện thoại cố định… cũng nên luôn luôn xử lý khử trùng


 


 



Những hành vi nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

Để đảm bảo bạn sinh ra một em bé khỏe mạnh, trước khi mang thai bạn cần đi kiểm tra các vấn đề sức khỏe hết sức quan trọng sau đây. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai mà bạn không thể bỏ qua.


Hệ thống sinh sản


Đây là vấn đề sức khỏe đầu tiên mà bạn cần phải kiểm tra trước khi mang thai. Bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm trichomonas, nhiễm trùng Chlamydia mycoplasma như viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị cách bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh sớm.


Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV và được chẩn đoán các bệnh phụ khoa trước khi quyết định có thai.


Chức năng gan


Xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan (chẳng hạn như viêm gan B…) đối với thai nhi. Có thể làm nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Đây là việc làm cần thiết để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cảu bé sau này. Vì vậy, chị em nên tiến hành kiểm tra chức năng gan trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.


 Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai1


Việc kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai là việc vô cùng quan trọng.


Xét nghiệm virus gây bệnh rubella


60-70% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi virus gây bệnh rubella. Nếu thai phụ mắc bệnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.


Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.


Kiểm tra nội tiết phụ khoa


Nội tiết phụ khoa bao gồm nang nội tiết tố, hormone luteinizing… Trước khi có ý định mang thai bạn có thể kiểm tra các yếu tố này bất cứ lúc nào. Mục đích của việc này giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư buồng trứng ở người phụ nữ mà chị em bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn các chị em khác.


Sức khỏe răng miệng


80% thai phụ mắc bệnh răng miệng có thể lây cho con. Đây là kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Không chỉ vậy, bệnh về răng miệng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu sinh non. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi khám nha khoa theo định kì.


Nếu bạn có ý định sinh em bé, trong 6 tháng trước khi mang thai cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để phòng trừ các tác hại không đáng có liên quan đến bệnh răng miệng.


Bất thường nhiễm sắc thể


Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là kiểm tra máu tĩnh mạch. Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Nó cần được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.


Xét nghiệm nước tiểu


Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại kiểm tra sức khỏe này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.


Xét nghiệm nước tiểu giúp bạn phát hiện nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.


 



Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

Để đảm bảo bạn sinh ra một em bé khỏe mạnh, trước khi mang thai bạn cần đi kiểm tra các vấn đề sức khỏe hết sức quan trọng sau đây. Dưới đây là những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai mà bạn không thể bỏ qua.


Hệ thống sinh sản


Đây là vấn đề sức khỏe đầu tiên mà bạn cần phải kiểm tra trước khi mang thai. Bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống sinh sản để phòng ngừa và điều trị kịp thời các chứng bệnh liên quan đến nhiễm nấm trichomonas, nhiễm trùng Chlamydia mycoplasma như viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị cách bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh sớm.


Chị em cũng cần kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV và được chẩn đoán các bệnh phụ khoa trước khi quyết định có thai.


Chức năng gan


Xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan (chẳng hạn như viêm gan B…) đối với thai nhi. Có thể làm nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Đây là việc làm cần thiết để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cảu bé sau này. Vì vậy, chị em nên tiến hành kiểm tra chức năng gan trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.


 Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai1


Việc kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai là việc vô cùng quan trọng.


Xét nghiệm virus gây bệnh rubella


60-70% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi virus gây bệnh rubella. Nếu thai phụ mắc bệnh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.


Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.


Kiểm tra nội tiết phụ khoa


Nội tiết phụ khoa bao gồm nang nội tiết tố, hormone luteinizing… Trước khi có ý định mang thai bạn có thể kiểm tra các yếu tố này bất cứ lúc nào. Mục đích của việc này giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư buồng trứng ở người phụ nữ mà chị em bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn các chị em khác.


Sức khỏe răng miệng


80% thai phụ mắc bệnh răng miệng có thể lây cho con. Đây là kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Không chỉ vậy, bệnh về răng miệng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu sinh non. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên đi khám nha khoa theo định kì.


Nếu bạn có ý định sinh em bé, trong 6 tháng trước khi mang thai cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để phòng trừ các tác hại không đáng có liên quan đến bệnh răng miệng.


Bất thường nhiễm sắc thể


Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là kiểm tra máu tĩnh mạch. Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền. Nó cần được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.


Xét nghiệm nước tiểu


Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại kiểm tra sức khỏe này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.


Xét nghiệm nước tiểu giúp bạn phát hiện nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.


 



Những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đều khuyên rằng nên điều trị chứng táo bón cho bà bầu bằng một chế độ ăn uống giàu chất xơ, dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu tham khảo.


1. Uống nhiều nước


Thông thường, mẹ bầu nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nước uống phải đảm bảo vệ sinh như nước đun sôi hoặc nước uống tinh khiết. Để đề phòng lạnh bụng, mẹ bầu nên uống nước ấm.


2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ


Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, kích thích đại tiện, vì thế nó có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tiểu đường, béo phì, táo bón và một số bệnh khác. Chất xơ trong tự nhiên chủ yếu có nhiều trong trái cây,  rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, nấm…


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu1


Chế độ dinh dưỡng điều trị táo bón trong thai kỳ là uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ…


3. Sử dụng hợp lý thực phẩm bổ dưỡng 


Chế độ ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng của 9 tháng thai kỳ cần bố trí hợp lý trong từng thời điểm, để tránh trường hợp ăn quá nhiều chất bổ gây thừa chất, táo bón và một số tác dụng phụ khác.


3món ăn hỗ trợ điều trị táo bón trong thai kỳ:


1. Khoai tây nướng phô mai


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu2


Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe thai nhi. Trong khoai tây có chất xơ thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa và tăng quá trình chuyển hóa cholesterol trong ruột.


- Rửa sạch khoai tây rồi xăm vài lỗ trên củ khoai, nướng ở 180 độ C khoảng 45′ tới khi khoai chín.


- Bổ đôi củ khoai rồi nạo ruột, để chừa lại 1cm phần ruột khoai.


- Trộn bơ, sữa, muối, hạt tiêu vào ruột khoai tây vừa nạo, sau đó nghiền nhuyễn cho tới khi hỗn hợp mịn.


- Xúc hỗn hợp khoai vào củ khoai đã nạo ruột, rắc lên bề mặt 1 chút pho mát Cheddar theo sở thích rồi nướng trong lò khoảng 30 phút cho tới khi pho mát xém cạnh và chảy ra.


2. Ngô xào thịt băm


3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu3

Ngô là loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe. Ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp kích thích sự bài tiết, có tác dụng rất lớn trong việc trị chứng táo bón ở mẹ bầu. Ngoài ra, ngô còn có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường trao đổi chất…


- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn, phi chút đầu hành trắng cho thơm rồi cho thịt xay vào đảo. Nêm chút muối tiêu cho ngấm.


- Xào đến khi thịt chín, chuyển màu trắng đục thì cho ớt đỏ và ngô vào. Để lửa to, đảo nhanh tay, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.


- Xào khoảng 3 phút là ngô chín.


- Rắc hành xanh rồi tắt bếp.


3. Sinh tố khoai môn


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu4


Khoai môn rất giàu chất dinh dưỡng, là loại thực phẩm có tính kiềm. Khoai môn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch, Vì vậy, trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên ăn các món ăn sử dụng khoai môn làm nguyên liệu chính (hoặc khoai sọ nếu như trái mùa khoai môn) để kích thích hoạt động của đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu và tiêu hóa protein cũng như các chất dinh dưỡng khác một cách hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ được mỡ bám trên thành mạch máu.


- Khoai môn rửa sạch, để ráo, dùng dao rạch nhẹ bốn đường trên thân củ khoai. Cho khoai vào xửng hấp cách thủy.


- Khi khoai chín, bóc vỏ để nguội, thái nhỏ.


- Cho khoai, sữa đặc, sữa tươi, đường, vani và đá đập nhỏ vào máy xay mịn. Cho ra ly thưởng thức ngay.


Bí quyết:


Có thể thay sữa tươi bằng sữa chua, món sinh tố khoai môn sẽ có vị khác. Có thể kết hợp với đậu xanh nấu chín để có hương vị mới.


 



3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu

Phòng bệnh trĩ cho bà bầu

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai dễ khiến thai phụ mắc trĩ. Bệnh làm khổ bà bầu bởi khó chữa trị trong quá trình dưỡng thai và cho con bú.


Nguyên nhân


Khi mang thai, theo từng giai đoạn, thai nhi phát triển ngày càng to (nhất là ở thời kỳ cuối) đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép; các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Kèm theo đó, vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai cũng thường xuyên xảy ra và kéo dài càng khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.


Mặt khác trong quá trình sinh con, tử cung mở to làm tăng áp lực khoang chậu. Cộng với việc rặn đẻ làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài…


 Phòng bệnh trĩ cho bà bầu1


Bệnh trĩ trở thành nỗi ám ảnh của phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở


Điều trị


Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai và cho con bú. Các sản phẩm này an toàn cho mẹ và em bé vì thành phần chứa các thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thay vì dùng thuốc bừa bãi.


Phòng trĩ khi mang thai


Trước hết trong quá tình mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế ăn muối, đường; không sử dụng các thức ăn có chất kích thích… tránh để tình trạng táo bón kéo dài.


Mẹ bầu nên uồng nhiều nước lọc và nước hoa quả nhưng tránh uống trà hay cafe vì chúng có thể làm mẹ bầu mất nước.


Phòng bệnh trĩ cho bà bầu2


Bà bầu nên uống nhiều nước hoa quả để phòng tránh bệnh trĩ


Mẹ bầu nên tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục phù hợp. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn, hạn chế táo bón.


Mẹ bầu tránh ngồi quá lâu, nhất là ngồi xổm; thai phụ tránh đứng trong thời gian dài vì sẽ làm tăng mức độ của bệnh trĩ. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, mỗi giờ mẹ nên đứng dậy và đi lại khoảng vài phút. Tại nhà, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể.


Phòng bệnh trĩ cho bà bầu3


Mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể.



Mẹ bầu nên tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, không được nín, nhịn. Tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.


Ngoài ra, bà bầu nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không có chất nhuộm màu và không có hương thơm. Có thể chuyển sang dùng loại giấy vệ sinh dành cho em bé khi cần thiết. Tránh gây căng thẳng lên cơ trực tràng bằng cách hạn chế “rặn” quá sức khi đi tiêu. Khi lau chùi hậu môn, nên sử dụng chuyển động vỗ nhẹ hơn là cọ xát. Khi tắm rửa hoặc vệ sinh vùng hậu môn, nên sử dụng vòi hoa sen cầm tay để khu vực này được sạch và hạn chế bị tổn thương.




Phòng bệnh trĩ cho bà bầu

Bà bầu bị táo bón


Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với những triệu chứng “ốm nghén” mà táo bón là một triệu chứng khá phổ biến trong số đó.


Nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón ở thai phụ là:


1. Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.


2. Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia, …. Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón.


3. Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi gây chèn ép tới ruột nên mẹ bầu cũng dễ bị táo bón.


Những nguyên nhân khác:


- Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động dẫn đến táo bón.


- Do thời gian đầu có thai kích thích mẹ bầu tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm) nên nhiều thai phụ ngại uống nước nhiều (sợ phải đi tiểu đêm); cộng với việc bị nôn lúc mang thai, dẫn đến thiếu nước cũng dễ gây táo bón…


- Do uống viên canxi bổ sung: Ngoài dùng viên sắt, mẹ bầu cũng dễ bị táo bón khi bổ sung canxi. Để hấp thụ canxi, cơ thể cần một lượng lớn nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng uống đủ; hơn nữa, một phần chất canxi không hấp thu được vào cơ thể, phải thải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.


 Bà bầu bị táo bón1


Táo bón là triệu chứng khá phổ biến ở bà bầu


Tác hại


Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do phân và khí đọng lại trong ruột (không bài tiết qua hậu môn được) làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.


Thậm chí, táo bón làm phân rắn, khi đại tiện mẹ bầu phải dùng lực nên dễ sảy thai.


Hơn nữa, khi phân tồn trữ lâu ngày, các chất độc (như phenol, amoniac, indol… trong phân) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.


Một số lời khuyên phòng, trị táo bón


Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP HCM) có hơn 50% số thai phụ đến khám bác sĩ than phiền về chứng táo bón. Bác sĩ Thảo đưa ra một số lời khuyên cho người mẹ như sau:


Uống nhiều nước: Nước chính là “một loại thuốc nhuận tràng” cực kì thích hợp cho thai phụ.


Bà bầu bị táo bón2
Khi bị táo bón bà bầu nên uống nhiều nước


Tập thể dục đều đặn: Những bài tập thích hợp cho thai phụ là yoga, đi bộ chậm rãi, bơi… Tập thể dục trong thai kì không chỉ giúp mẹ bầu dễ dàng giảm cân sau khi sinh mà còn khiến việc sinh nở thuận lợi hơn; đồng thời chống lại các triệu chứng bất ổn trong thai kì, trong đó có táo bón.


Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” (do ruột sẽ hấp thu nước từ phân) và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.


Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong rau xanh và hoa quả giúp thúc đẩy tiêu hoá, giảm hẳn triệu chứng khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa / ngày thay vì 3 bữa lớn / ngày.


Bà bầu bị táo bón3


Ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách phong và trị táo bón


Massage nhẹ nhàng: Massage đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa, giảm táo bón.


Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Việc dùng thuốc tùy tiện có thể ảnh hưởng xấu tới cả người mẹ và thai nhi. Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.


 



Bà bầu bị táo bón

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít

Món gà chiên ngũ cốc rất hấp dẫn, nhất là với các bé. Thịt gà chín mềm với lớp vỏ giòn tan còn thịt gà bên trong thật mềm và thơm phức bởi đã được ướp trong sữa. Món này ăn kèm cùng tương ớt hoặc tương cà đều rất tuyệt!


Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:


Đùi gà , trứng gà, sữa tươi không đường, bột chiên giòn (hoặc bột mì), ngũ cốc ăn sáng (cornflakes) loại nhạt, hơi mặn

Gia vị gồm có hạt nêm, tiêu, đường, ớt bột (nếu nhà bạn có trẻ không ăn được cay thì không cần cho ớt bột)


 Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít


Thực hiện:


Đùi gà rửa sạch, luộc sơ, dùng dao khứa vài đường lên trên đùi để khi ướp ngấm gia vị. Cho gà vào tô cùng sữa tươi không đường. Với 4 đùi gà bạn ướp cùng 4 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê đường. Bạn ướp gà ít nhất là 8 tiếng hoặc để qua đêm trong tủ lạnh là tốt nhất.


Pha bột chiên giòn cùng nước lã hoặc nước luộc gà và 1 quả trứng gà. Bạn pha sao cho bột sánh, mịn là được.


Đùi gà sau khi ướp lấy ra nhúng qua hỗn hợp bột chiên giòn.


Ngũ cốc ăn sáng bóp vụn hoặc bạn có thể cho vào 1 chiếc túi mềm có khóa rồi dùng chày nghiền nát.


Gà sau khi nhúng qua hỗn hợp bột chiên giòn thì các bạn áo 1 lớp ngũ cốc. Các bạn có thể trộn ngũ cốc cùng bột chiên giòn khô (hoặc bột mì) để tăng độ kết dính.


Cho đùi gà vào chảo chiên ngập dầu. Dầu chiên phải nóng và bạn phải chiên ngập dầu thì đùi gà mới giòn và chín đều. Vì đùi gà đã được luộc sơ rồi nên không cần chiên quá lâu đùi gà vẫn chín.

Món gà chiên ngũ cốc rất hấp dẫn, nhất là với các bé. Thịt gà chín mềm với lớp vỏ giòn tan còn thịt gà bên trong thật mềm và thơm phức bởi đã được ướp trong sữa. Món này ăn kèm cùng tương ớt hoặc tương cà đều rất tuyệt!


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gà chiên ngũ cốc này nhé!


 



Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít